LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÁCH SẠN TỒN TẠI VÀ PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHÁCH SẠN TỒN TẠI VÀ PHỤC HỒI SAU ĐẠI DỊCH?

Đại địch Covid đã và đang trở thành một đại dịch toàn cầu, ảnh hưởng rất lớn tới ngành du lịch khách sạn trên toàn thế giới. Việc liên tục xuất hiện những biến chủng mới, với khả năng lây lan nhanh chóng đã làm cho công tác kiểm soát dịch bệnh ngày một khó khăn hơn. Từ đó đặt ra vô vàng thách thức cho nganh kinh doanh khách sạn, làm sao để duy trì hoạt động kinh doanh, duy trì nguồn nhân lực đến việc làm sao để chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn hồi phục sau đại dịch?

Để làm được những điều này, khách sạn cần hiểu được các giai đoạn của quá trình phục hồi.

Theo nghiên cứu, quá trình kinh doanh trong đại dịch sẽ chia làm 3 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Cắt giảm để duy trì hoạt động kinh doanh

– Giai đoạn 2: Kích cầu để dần hồi phục hoạt động.

– Giai đoạn 3: Phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Tương ứng mỗi giai đoạn, khách sạn cần chú ý thực hiện những công việc quan trọng sau:

1. Giai đoạn cắt giảm.

Trước khi đến được giai đoạn 2 và 3, khách sạn cần phải làm những gì tốt nhất có thể ở giai đoạn 1 này. Đại dịch đã diễn ra trong suốt 1 thời gian dài, nên việc duy trì được sự tồn tại của khách sạn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng. Những yếu tố mà khách sạn cần chú ý, tính toán khi muốn cắt giảm chi phí bao gồm:

– Cắt giảm nhân sự hoặc thỏa thuận cho nhân sự nghỉ không lương. Nhân sự bao giờ cũng hút 1 khoảng ngân sách vô cùng lớn trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Nên dù muốn dù không, khách sạn cũng nên suy tính về nguồn nhân lực trong giai đoạn khó khăn. Cắt giảm hay nghỉ luôn phiên là 1 trong những cách được nhiều khách sạn lựa chọn.

– Cắt giảm điện năng tiêu thụ. Có thể giai đoạn phát triển thịnh vượng nhiều khách sạn không quá chú ý đến vấn đề tiêu thụ điện năng. Nhưng trong giai đoạn lượng khách sụt giảm, khách sạn hay chú ý đến việc làm này. Hãy tắt các thiết bị điện không cần thiết, giảm bớt ánh đèn ở những khu vực ít qua lại. Từ những việc nhỏ nhưng sẽ làm giảm đáng kể chi phí hàng tháng của khách sạn.

– Cắt giảm chi phí quảng cáo, khuyến mại không hiệu quả

Cần tính toán đến các chiến lược marketing phù hợp trong giai đoạn này, đối tượng khách hàng cần được ưu tiên. Từ đó, xây dựng các kế hoạch quảng cáo hiệu quả với chi phí thấp.

2. Giai đoạn kích cầu

Một khi đã làm tốt việc kiểm soát chi phí, duy trì được sự tồn thì khách sạn cần phải tìm cách để tăng doanh thu. Có tạo được doanh thu thì mới giảm bớt gánh nặng cho việc duy trì khách sạn.

– Tìm các thị trường mới để lấp đầy các phòng trống: Bên cạnh đối tượng khách sạn quen thuộc, khách hàng ưu tiên, khách sạn cũng nên mở rộng lớn nhất có thể nhóm đối tượng khách sạn, nhằm tối đa hóa lượng phòng bán được trong khách sạn.

– Tổ chức các chương trình khuyến mại để kích cầu: Cắt giảm các chương trình marketing kém hiệu quả, chú trọng xây dựng các chương trình khuyến mãi cụ thể và sát thực hơn nhằm thu hút khách hàng quen thuộc trở lại, khách hàng địa phương.

Duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ: Mở rộng đối tượng khách hàng là việc làm cần hướng tới nhưng trước khi nghĩ đến việc phục vụ nhóm đối tượng này, khách sạn cần duy trì mối liên hệ với khách hàng quen thuộc. Gửi email các chương trình khuyến mãi, chúc mừng ngày sinh nhật hay những dịp Lễ Tết là cách tốt nhất để gợi nhớ khách hàng về sự sự quan tâm của khách sạn.

3. Giai đoạn phục hồi

Khi mà đại dịch được kiểm soát, khách sạn dần đi vào hoạt động bình thường. Khách sạn cần có sự chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh.

– Triển khai các chương trình khuyến mãi để hút khách: Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi giai đoạn này sẽ được khách hàng dễ đón nhận.

– Tăng cường bán phòng trên các kênh OTA. Bên cạnh duy trì khách hàng quen thuộc, mở rộng nhóm đối tượng khách hàng thì việc liên kết các kênh OTA cũng sẽ là phương pháp hiệu quả để tăng lượng khách đến lưu trú tại khách sạn.

– Tuyển dụng thêm nhân sự để phục vụ lượng khách gia tăng: Khi mà lượng khách đặt phòng tăng lên, thì việc bổ sung nguồn nhân lực cũng cần phải có sự chuẩn bị chu đáo.

Với những gì đã chia sẽ, GuestDiary hy vọng khách sạn có thể áp dụng và vững bước vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Previous
Previous

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC GIÁ TRÊN OTA

Next
Next

5 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ TỐI ƯU CHI PHÍ KHÁCH SẠN MÙA DỊCH